Trong cuốn sách “Khi mọi điểm tựa đều đã mất”, có kể một câu chuyện hoàn toàn có thật, rằng: có một người phụ nữ bị mất con. Chị có duy nhất một đứa con trai. Nhưng con chị không may bị một kẻ vô lại tấn công và giết chết vô cớ. Đêm trước ngày xử án, chị thức trắng trong lo âu, khắc khoải. Chị sẽ đối mặt với kẻ thủ ác thế nào đây? Chị sẽ nói gì đây?
Ngày hôm sau. Khi thấy người phụ nữ xuất hiện ở tòa, tên tội phạm xanh xẩm cả mặt mày, lảo đảo khi phải đối diện với một người mẹ – vừa – mới – bị – mất – con một cách đau đớn, bàng hoàng.
Tòa xử và tuyên án khá nhanh vì mọi nhân chứng vật chứng đã quá rõ ràng. Tên thủ ác đã phải nhận một bản án đích đáng mà y gây ra là tử hình hay 30 năm tù gì đó, mình quên chi tiết này rồi. Khán phòng vỡ òa vì công lý đã được thực thi. Nhưng người phụ nữ bỗng xin được phép nói đôi lời. Rằng nhìn chàng trai đứng đây chị bỗng nghĩ tới con chị đã không may lìa đời. Mà chị cũng chẳng hiểu lý do là vì cái gì khiến cậu bé trạc tuổi con chị lại có thể ra tay tàn độc đến như vậy.
Và chị nghĩ đến mẹ chàng trai đau đớn rúm ró góc phòng kia cũng đang bàng hoàng không biết sao đứa con mình rứt ruột đẻ ra ấp iu nuôi nấng bao ngày lại biến thành quỷ dữ. Cả 2 bà mẹ đều mất con.
Cả 2 bà mẹ đều đau. Nhưng là đau những nỗi đau khác nhau. Nỗi đau của bà mẹ kia chắc kinh khủng hơn nỗi đau của chị vì đó là nỗi đau về sự thất bại của một người mẹ đã không giáo dục được con nên người. Là sự đổ vỡ tuyệt vọng của một tình yêu vô điều kiện mà phải nhận về trái đắng. Nỗi đau không có chỗ bám víu, không điểm tựa.
Và chị nói rằng: trong mất mát, chị hiểu ra nỗi đau nào cũng đau đớn như nhau. Chị không cảm thấy được xoa dịu và an ủi khi có một người mẹ vô tội khác phải dày vò vì tội ác mà con họ đã gây ra cho con chị. Và nữa, cậu bé kia. Hãy nhìn xa hơn hành vi phạm tội, giết người của nó. Đằng sau đó là gì. Đừng thờ ơ trc bất cứ một phản ứng bằng ngôn ngữ, hành vi hay thái độ của đứa trẻ. Bởi đằng sau đó là một thông điệp. Là những ẩn ức? Là những bất công? Là những ức chế dồn nén. Là một tình huống báo động có vấn đề. Và thông thường, một đứa trẻ có hành vi bạo lực đến mất kiểm soát như giết người sẽ không loại trừ xuất phát từ những nguyên nhân sau: gia đình có vấn đề, bố mẹ thường xuyên sử dụng bạo lực. Đứa trẻ không nhận được tình yêu và sự tôn trọng ở gia đình, ở nhà trường, không nhận đc sự hỗ trợ của xã hội và thiếu vắng niềm tin vào bản thân. Nhiều đứa trẻ phạm tội xong ngơ ngác không hiểu vì sao mình phạm tội. Do đó, trong tội lỗi của cậu bé có trách nhiệm của nhiều người. Nhiều người cần xem lại cách thức nuôi dạy chăm sóc trẻ đã đúng và phù hợp chưa.
Chị cũng nói thêm rằng, một đứa trẻ mới vào đời, chưa có điều kiện nhận ra giá trị tốt đẹp của cuộc sống mà phải khép lại cuộc đời trong đau đớn hối hận là một sự trừng phạt quá sức chịu đựng của các bậc làm cha làm mẹ. Chị không muốn nhìn thấy cảnh đó. Và con chị ở trên thiên đường chắc chắn sẽ không mong điều đó xảy ra. Do đó chị xin tòa hãy khoan hồng cho cậu bé. Chị không đòi hỏi gì cả. Không cần phải trừng phạt thì cậu bé mới nhận ra tội lỗi của mình. Chị tin rằng tha thứ sẽ có sức mạnh nâng đỡ và cứu sống cuộc đời của một con người.
Khi đc nói những lời sau cuối, cậu bé run run xin đc ôm chị và thay cậu bé kia làm con chị. Cậu bé nói: sự vị tha và bao dung của bà khiến tôi hiểu ra ý nghĩa của việc làm Người. Tôi xin dành cả cuộc đời còn lại để báo đáp món ân tình mà bà đã thay thượng đế ban cho tôi, dù tôi không hề xứng đáng.
Mình đã rơi nước mắt khi đọc câu chuyện ấy. Một câu chuyện khiến ta choáng váng về lòng nhân hậu bao dung bao la của một con người. Người phụ nữ không cần phải là thánh nhân nhưng đã làm đc điều mà chắc hiếm ai làm đc, nếu ở trong một tình huống tương tự.
Trong sách “Viết cho con tuổi dậy thì” của cha Jacxon brao cũng có một câu nói rất kinh điển: Con hãy tha thứ cho người khác về những lỗi lầm và sai phạm. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự tha thứ. Đừng làm ai mất hy vọng. Sỡ dĩ người ta sống được là nhờ hy vọng đấy con ạ.
Mấy hôm trước có một thầy giáo dạy ngoại ngữ người Anh ở Sài Gòn thất nghiệp trong đại dịch Covid phải đứng đường giơ biển xin trợ giúp. Nhiều người đã chỉ trích thầy, nhưng tại sao chúng ta lại phải quá toan tính, hẹp hòi khi mở lòng giúp họ một chút xíu khi họ bơ vơ nơi đất khách quê người. Chẳng lẽ lòng thiện lương hồn hậu lại cần phải toan tính kỹ đến vậy hay sao. Bạn có thể giúp hoặc không. Sẽ chẳng ai có quyền đánh giá gì bạn. Nhưng bạn đừng nên viện dẫn đủ thứ lý luận để ngăn cản người khác làm điều mà con tim và lương tâm họ muốn.